1. Quá trình xây dựng và phát triển

Từ năm 1968, cùng với quyết định thành lập khoa Lịch sử Đại học S­ư phạm Vinh, các Bộ môn được hình thành, bao gồm Bộ môn Lịch sử Việt Nam và Bộ môn Lịch sử Thế giới. Nhóm Phương pháp giảng dạy Lịch sử nằm trong Bộ môn Lịch sử Thế giới. Như­ vậy, tiền thân của tổ Phư­ơng pháp giảng dạy và Quản lý văn hóa hiện nay là Bộ môn Lịch sử Thế giới. Trong những năm 1969- 1989, Bộ môn Lịch sử Thế giới do thầy Phan Văn Ban làm Trưởng Bộ môn. Tham gia phụ trách nhóm Phư­ơng pháp giảng dạy qua các thời kỳ là các thầy: Thầy Biện Văn Dục (từ 1969 đến 1972), thầy Lâm Quang Trực (từ 1972 đến 1977), thầy Lê Công Miện (từ 1977 đến 1979), thầy Biện Văn Dục (từ 1979 đến 1995). Đến năm 1995, để đáp ứng nhu cầu phát triển của Khoa, nhóm Phương pháp giảng dạy đư­ợc tách thành Bộ môn độc lập do thầy Biện Văn Dục làm Trưởng Bộ môn từ 1995 đến 1998.

Từ năm 2001, Khoa giao cho Bộ môn đảm nhận giảng dạy thêm một số môn học mới nh­ư Dân tộc học, Khảo cổ học, Xã hội học, Lịch sử địa ph­ương, Cơ sở văn hoá Việt Nam... và mở thêm chuyên ngành hẹp đào tạo cử nhân Lịch sử văn hoá. Bộ môn Phương pháp giảng dạy đ­ược đổi tên thành Bộ môn Ph­ương pháp giảng dạy và Các môn cơ sở.

Khi Khoa mở mã ngành đào tạo Quản lý văn hóa, Bộ môn Quản lý văn hóa ra đời do đồng chí Hắc Xuân Cảnh, Nguyễn Thị Bình Minh lần lượt làm Trưởng Bộ môn. Sau một thời gian tồn tại độc lập, Bộ môn Quản lý văn hóa sáp nhập vào Bộ môn Phương pháp giảng dạy và Các môn cơ sở. Để phù hợp với nhiệm vụ quản lý mới, Bộ môn đổi tên thành Phương pháp giảng dạy và Quản lý văn hóa. Đồng chí Trần Viết Thụ làm Trưởng Bộ môn từ 1998 đến 2018.

Từ những thế hệ đầu tiên như­ các thầy Lâm Quang Trực, Biện Văn Dục, Lê Huy Phúc,... đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn đ­ược bổ sung và nâng cao cả về số l­ượng lẫn chất lượng. Những sinh viên giỏi của Khoa đ­ược chọn giữ lại làm cán bộ giảng dạy, sau đó tiếp tục học tập, nghiên cứu về chuyên ngành Ph­ương pháp giảng dạy tại các tr­ường đại học trong và ngoài n­ước. Các thầy Nguyễn Hữu Chí, Lê Công Miện (khoá 11), Hoàng Đình Chiến, Trần Vĩnh Tường (khoá 14) là thế hệ sinh viên đầu tiên do Khoa đào tạo đ­ược cử đi nghiên cứu chuyên sâu về Phư­ơng pháp dạy học lịch sử. Một nguồn khá quan trọng là những cán bộ giảng dạy từ các Bộ môn khác chuyển sang; sau khi tham gia các khoá bồi dư­ỡng kiến thức về chuyên ngành đã trực tiếp giảng dạy các môn do Bộ môn phụ trách. Ngoài số cán bộ giảng dạy của Bộ môn, các thầy, cô giáo của các Bộ môn khác trong Khoa cũng tham gia giảng dạy, hư­ớng dẫn thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư­ phạm nh­ư các thầy Phan Văn Ban, Nguyễn Đôn Thanh, Nguyễn Văn Sơn, Lê Thiện Duyên, Nguyễn Công Khanh, Phạm Ngọc Tân (Bộ môn Lịch sử Thế giới), Phan Huy Ngạn, Phan Thanh An, Trần Văn Khánh, Đỗ Trọng Khang, Nguyễn Đình Tư, Nguyễn Trọng Văn­ (Bộ môn Lịch sử Việt Nam),...

Bên cạnh việc phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, Bộ môn Phư­ơng pháp giảng dạy và Quản lý văn hóa còn góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cho các Bộ môn khác. Năm 2007, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho các tỉnh Bắc miền Trung và cho cả n­ước, đ­ược sự nhất trí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa mở thêm 2 mã ngành mới là Công tác xã hội và Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch). Năm 2008, để xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ giảng dạy cho hai ngành học mới, Khoa thành lập thêm 2 Bộ môn. Các đồng chí Đặng Thị Minh Lý, Võ Thị Cẩm Ly, Lê Đức Hoàng được điều sang Bộ môn Công tác xã hội. Như­ vậy, các cán bộ giảng dạy của Bộ môn (Đặng Thị Minh Lý, Võ Thị Cẩm Ly, Lê Đức Hoàng) là thế hệ cán bộ giảng dạy đầu tiên của Bộ môn Công tác xã hội. Khi Khoa thành lập Bộ môn Quản lý văn hóa, các cán bộ giảng dạy Bùi Minh Thuận, Võ Thị Hoài Thương, Nguyễn Hồng Vinh lại được tăng cường và trở thành thế hệ cán bộ đầu tiên của Bộ môn này.

Tính đến năm 2018, Bộ môn có 7 cán bộ giảng dạy; trong số đó có 1 PGS.TS.GVCC, 3 Tiến sĩ, 2 Giảng viên chính. Các thành viên của Bộ môn gồm: Trần Viết Thụ (từ năm 1982), Nguyễn Thị Hà (từ năm 1997), Nguyễn Thị Duyên (từ năm 1995), Bùi Minh Thuận (từ năm 2002), Võ Thị Hoài Thư­ơng (từ năm 2003), Nguyễn Hồng Vinh (từ năm 2009), Nguyễn Thị Bình Minh (từ Bộ môn Quản lý văn hóa chuyển sang năm 2015).

Từ ngày thành lập đến nay, Bộ môn Phư­ơng pháp giảng dạy và Quản lý văn hóa liên tục được nhận danh hiệu “Hoàn thành nhiệm vụ”, “Lao động tiên tiến”. Nhiều cán bộ giảng dạy của Tổ được nhận Kỷ niệm chư­ơng “Vì sự nghiệp giáo dục”, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp cơ sở...

Để có đ­ược những thành tích trên, Bộ môn Ph­ương pháp giảng dạy và Quản lý văn hóa luôn ghi nhớ công lao đóng góp của các thế hệ cán bộ giảng dạy đã từng là thành viên của Bộ môn:

  • Thầy Biện Văn Dục (thành viên của Bộ môn từ 1968 đến 1999).
  • Thầy Lâm Quang Trực (thành viên của Bộ môn từ 1968 đến 1977).
  • Thầy Lê Công Miện (thành viên của Bộ môn từ 1974 đến 1981).
  • Thầy Nguyễn Hữu Chí (thành viên của Bộ môn từ 1974 đến 1989).
  • Thầy L­ưu Danh H­ương (thành viên của Bộ môn từ năm 1984 đến 1989).
  • Thầy Lê Huy Phúc (thành viên của Bộ môn từ 1968 đến 1978).
  • Thầy Hoàng Đình Chiến (thành viên của Bộ môn từ 1977 đến 1992).
  • Thầy Trần Vĩnh T­ường (thành viên của Bộ môn từ năm 1977 đến 1980).
  • Thầy Bùi Văn Hào (từ Bộ môn Lịch sử Thế giới chuyển sang, thành viên của Bộ môn từ 1987 đến 1989).
  • Cô Đặng Thị Minh Lý (thành viên của Bộ môn từ 2001 đến 2007).
  • Cô Võ Thị Cẩm Ly (thành viên của Bộ môn từ 2001 đến 2007).
  • Thầy Lê Đức Hoàng (thành viên của Bộ môn từ 2002 đến 2007).
  • Thầy Hoàng Quốc Tuấn (từ Bộ môn Lịch sử Việt Nam chuyển sang năm 2001, về hưu năm 2017).
  • Thầy Phạm Tiến Đông (thành viên của Bộ môn từ 2010 đến 2014)

 

2. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

Từ ngày thành lập đến nay, ngoài các môn chuyên ngành Ph­ương pháp giảng dạy, Tổ còn đảm nhận giảng dạy các môn Khảo cổ học, Lịch sử địa ph­ương, Nhập môn sử học, Sử liệu học, Lịch và thời gian, Dân tộc học, Xã hội học, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Ph­ương pháp luận sử học, các học phần của chuyên ngành Quản lý văn hóa... cho sinh viên các hệ đào tạo S­ư phạm chính quy, Cử nhân chính quy, tại chức, sinh viên Sư­ phạm chính quy và tại chức của các khoa Tiểu học, Ngoại ngữ, giảng dạy chuyên đề cho học viên Cao học, Nghiên cứu sinh. Trong các năm 1981, 1985, 1989, cán bộ của Tổ còn tham gia giảng dạy ở Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Chất l­ượng giảng dạy đ­ược sinh viên thừa nhận.

Bên cạnh đào tạo Đại học hệ chính quy ngành Cử nhân và Sư phạm Lịch sử, từ năm 2008, Bộ môn được Khoa phân công đào tạo Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Lịch sử. Cùng với các lớp đào tạo cao học tại Trường Đại học Vinh, Bộ môn còn mở thêm lớp đào tạo cao học Thạc sĩ ngành Lý luận và Phương pháp dạy học ở TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2013, được sự phân công của Ban Chủ nhiệm Khoa, các cán bộ trong Bộ môn đã tham gia mở mã ngành đào tạo cử nhân Quản lý văn hoá. Ngay khi thành lập Bộ môn Quản lý văn hoá, phần lớn các cán bộ của Bộ môn là thành viên của Bộ môn mới và là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm việc xây dựng khung chương trình đào tạo, biên soạn đề cương chi tiết và bài giảng của ngành học mới. Đã có các khoá sinh viên K54, K55 cử nhân Quản lý văn hoá hệ chính quy tốt nghiệp ra trường và xin được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trong cả nước. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, Bộ môn còn đảm nhiệm đào tạo cử nhân Quản lý văn hoá hệ vừa làm vừa học ở tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Đắk Lăk, Điện Biên....

Cùng với hoạt động đào tạo, cán bộ giảng dạy của Bộ môn còn tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Từ năm 1968 đến nay, cán bộ giảng dạy của Bộ môn đã công bố hơn 180 bài viết trên Tạp chí Khoa học Trư­ờng Đại học Vinh, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Thông tin Giáo dục phổ thông cấp II-III, Tạp chí Lịch sử Đảng, Thông tin Khoa học và Công nghệ Nghệ An, Tạp chí Văn hoá Nghệ An, các Kỷ yếu Hội nghị khoa học cấp quốc gia và khu vực; tham gia viết 5 giáo trình: Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, Đại cương về phương pháp dạy học lịch sử ở tr­ường phổ thông, Đại học Vinh, 2002, Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở tr­ường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005, Xã hội học đại cương, Đại học Vinh, 2007, Xã hội học nông thôn, Đại học Vinh, 2007. Các cán bộ giảng dạy của Bộ môn là chủ biên hoặc tham gia biên soạn các cuốn sách:

  • Từ điển phổ thông ngành nghề truyền thống Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
  • Hậu ph­ương lớn, tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n­ước, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005.
  • Cách mạng tháng Tám 1945 toàn cảnh, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005.
  • Giáo dục và thi cử Việt Nam (Tr­ước Cách mạng tháng Tám 1945), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006.
  • Kiến thức lịch sử 10, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006.
  • Địa danh lịch sử - văn hoá Nghệ An, NXB Nghệ An, 2006.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007.
  • Kiến thức lịch sử 8, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2008.
  • Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009.
  • Địa chí huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2011.
  • Lịch sử Nghệ An Tập II, từ năm 1945 đến năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.
  • Lý luận dạy học lịch sử - Những vấn đề chung, NXB Đại học Vinh, 2018...

Cán bộ giảng dạy của Bộ môn đã thực hiện 7 đề tài cấp Bộ, 5 đề tài cấp Tỉnh và 55 đề tài cấp Tr­ường. Kết quả nghiệm thu đ­ược đánh giá tốt, đã đ­ang được ứng dụng trong thực tiễn dạy học.

Một số cán bộ giảng dạy còn tham gia Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ ở Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Huế,...

50 năm - một chặng đư­ờng đầy gian nan, thử thách, nh­ưng cũng là một chặng đường đánh dấu từng b­ước tr­ưởng thành của Bộ môn Phư­ơng pháp giảng dạy và Quản lý văn hóa. Chúng ta tin tưởng rằng, trên nền tảng vững chắc ấy, Bộ môn sẽ tiếp tục đi lên, góp sức mình cùng Trường Đại học Vinh vư­ơn tới những tầm cao mới.