Dưới sự điều hành của PGS.TS.Trần Vũ Tài, Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng đã nhấn mạnh vai trò, vị trí của nhiệm vụ đối với việc hỗ trợ giáo viên THCS môn Lịch sử - Địa lý thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Kết quản nổi bật của nhiệm vụ là trên cơ sở nghiên cứu hệ thống các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm thực thi dạy học tích hợp Lịch sử và Địa lí trong và ngoài nước để vận dụng vào quá trình thiết kế nội dung, hướng dẫn dạy học các chủ đề tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí như sau: Tích hợp lịch sử và địa lí ở khía cạnh khoa học liên ngành được xem là hướng nghiên cứu khoa học độc lập, có nhiều công trình công bố làm cơ sở cho quá trình khai thác các tư liệu dạy học trong quá trình thiết kế nội dung các chủ đề dạy học tích hợp.

         Trong chương trình giáo dục tích hợp của một số quốc gia trên thế giới, có hai xu hướng tích hợp lịch sử và địa lí chính: (1) tích hợp thành một môn học thống nhất mà trong đó mạch nội dung được chia thành các chủ đề/chương/bài tích hợp hoàn toàn và (2) Vẫn là hai môn học độc lập nhưng nội dung, công cụ, kĩ năng lịch sử và địa lí được thiết kế và sử dụng đảm bảo tính tích hợp cao trong từng đơn vị kiến thức.

         Sự tích hợp thể hiện cao trong thiết kế SGK (bao gồm các sách học sinh – Students Books và sách giáo viên Teachers Books). Đặc biệt là các bản SGK và Sách giáo viên thuộc môn học Lịch sử, Địa lí rất có giá trị tham khảo về mô hình thiết kế. Nhiều mô hình sách giáo khoa thiết kế với các thành tố đầy đủ, đảm bảo tính khoa học, thực thi mà chúng tôi sử dụng để thiết kế hình thức các chủ đề tích hợp của đề tài.

         Các mức độ dạy học tích hợp tuy khác nhau song đều không tách rời khỏi các thao tác tư duy của người dạy và người học. Dù ở mức độ nào, dạy học là dạy hoạt động. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.

Hình 1: Bản chất của quá trình dạy học

         Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của giáo viên đối với học sinh.Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau.

        Những kinh nghiệm thông qua việc nghiên cứu, phân tích các công trình trong và ngoài nước như đã phân tích ở trên có ý nghĩa định hướng cho nhóm nghiên cứu kế thừa, phát triển trong quá trình thiết kế các chủ đề tích hợp của nhiệm vụ.

Hình 2: TS. Nguyễn Th Việt Hà trình bày kết qu nghiên cứu

        Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá chất lượng nhiệm vụ xếp loại tốt, đề nghị thực hiện những bước tiếp theo để xuất bản, chuyển giao kết quả nghiên cứu để áp dụng trong thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Bài và ảnh: LTC