Căn cứ vào công
văn số 60/KH-ĐHV
ngày 29
tháng 10 năm 2019
của Trường Đại học Vinh về Kế hoạch tổ
chức tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm, tổ chức Hội thi
Nghiệp vụ sư phạm và nâng cao năng lực giảng dạy, kiểm tra, đánh giá tiếp cận
CDIO năm học 2019 – 2020; Ban lãnh đạo
Viện Sư phạm Xã hội, Bộ môn Lí luận và PPDH các ngành Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
và GDCT, Ban tổ chức Hội thi NVSP Viện Sư phạm Xã hội đã lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện "Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm" năm học 2019 - 2020.
Kết quả các nội dung như sau:
1. Hoạt động thao giảng của giảng viên
Hoạt động dự giờ thăm lớp diễn ra
sôi nổi, phần lớn các giảng viên trong Viện đều tham gia hoạt động này, cụ thể:
- Số cán bộ tổ
chức dạy dự giờ: 32/51
CBGD
- Số tiết CB tổ
chức dạy dự giờ: 32 tiết
Trong đó có 04
tiết thao giảng cấp Trường đại diện cho 4 ngành
đào tạo của
Viện Sư phạm Xã hội, cụ thể như sau:
TS. Nguyễn Thị Việt Hà
– Bộ môn Lí luận và PPDH môn Lịch sử và Địa lí
TS. Mai Phương Ngọc
– Bộ môn Lịch sử Việt Nam
TS. Bùi Thị Cần
– Bộ môn PPDH và Tư tưởng HCM
ThS. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh – Bộ môn Văn học
(Chi tiết ở bảng tổng hợp đính kèm)
Nhìn chung, các tiết dạy của các GV
đã thể hiện tinh thần đổi mới PPDH, có sự chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, nội dung
giảng dạy đảm bảo tính khoa học, phù hợp với nhu cầu nhận thức của SV. Các
giảng viên đã triển khai dạy học tiếp cận CDIO cho các khóa
K58,
K59 và K60.
Sau mỗi giờ dạy, CB dự giờ đã họp cùng với các GV thao giảng
để
nhận xét, góp ý trao đổi kinh nghiệm cho các tiết dạy, phát
huy những điểm mạnh và
khắc phục trong dạy học. Các giờ dạy của
giảng viên trẻ đã được đánh giá cao với sự chuẩn bị chu đáo, chủ động tự tin và
sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để tạo điều kiện cho SV được thảo
luận, làm việc nhóm trong quá trình học tập. Kết quả đánh giá các giờ thao
giảng đều xếp loại tốt. Nhiều tiết dạy của các giảng viên đã được Công đoàn
Trường, Ban lí luận CDIO đánh giá cao như các giờ dạy của ThS. Nguyễn Thị Xuân
Quỳnh, TS. Nguyễn Thị Việt Hà, TS. Mai Phương Ngọc,…
2. Tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm tổ chức dạy
học theo phát triển năng lực, tiếp cận CDIO
cho GV và Hội nghị trao đổi kinh nghiệm kiến tập, thực tập cho SV K57 và K58
Viện đã tổ chức
03
buổi sinh hoạt chuyên đề “Trao đổi kinh
nghiệm dạy học phát triển năng lực, dạy học tiếp
cận CDIO”
của các ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Địa lí và Sư phạm GDCT cho CBGD toàn
Viện. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, các GV tham gia dạy K58,
K59, K60 cũng như các GV tham gia bồi dưỡng Chương trình GDPT
mới
đã chia sẻ những khó khăn trong thực tế triển khai dạy học
các học phần theo phương pháp tiếp cận CDIO. Đồng thời, các GV đã đề xuất
những kinh nghiệm sử dụng phần mềm staff.vinhuni.edu.vn, phân nhóm,
quản lí nhóm trên website, đánh giá cho điểm nhóm...; phương án giải
quyết những tình huống khó khăn trong thực tế tổ chức dạy học như:
điểm danh, chia nhóm và quản lý hoạt động nhóm, tổ chức kiểm tra
đánh giá, cho điểm theo nhóm…; góp ý về nội dung, phương pháp tổ chức dạy
học nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra đã phân nhiệm đến từng học phần cụ thể. Đây là những kinh nghiệm
quý báu trong quá trình triển khai dạy học tiếp cận CDIO.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, các GV đã trao đổi về
Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, các kinh nghiệm trong quá trình bồi
dưỡng giáo viên phổ thông và cách tiếp cận Chương trình GDPT mới vào dạy học
cho sinh viên các ngành Viện quản lí.
Trong chuỗi các hoạt động tăng cường các
hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên, Viện Sư phạm
Xã hội đã tổ chức 03 Hội nghị trao đổi kinh nghiệm tổ
chức dạy học, thực tập giữa GV ở trường THPT và sinh viên K57,
K58
của ba ngành sư
phạm Lịch sử, sư phạm Địa lí và sư
phạm Ngữ văn. Hội nghị có sự tham dự của các Thầy, Cô giáo có kinh nghiệm quản
lý, giảng dạy bộ môn lâu năm ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh.
Nội dung của Hội nghị tập trung vào hai nội
dung chính: Trao đổi, góp ý để tổ chức dạy học các tiết dạy ở trường THPT và
trao đổi kinh nghiệm kiến tập, thực tập sư phạm cho sinh viên năm thứ 3, thứ 4
trong thời gian sắp tới. Thông qua Hội nghị, các GV ở trường THPT đã có những
nhận xét cụ thể về các bước tiến hành tiết dạy học theo yêu cầu đổi mới phương
pháp, kỹ thuật dạy học, kết cấu nội dung và một số kinh nghiệm xử lý trong quá
trình dạy học; những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp và xử lý các tình
huống sư phạm; Tham gia hoạt động đoàn thể trong quá trình thực tập, kiến tập;
Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội (với tập thể giáo viên, học sinh ở
trường thực tập; với phụ huynh học sinh, với cư dân nơi SV tạm trú,…). Những
nhận xét, góp ý trao đổi của đại biểu khách mời đã giúp SV rèn luyện các kỹ
năng tổ chức tiết học phù hợp với yêu cầu thực tiễn dạy học bộ môn ở trường phổ
thông, vận dụng trong thời gian kiến tập, thực tập sắp tới.
3. Hoạt động tập giảng và kết quả thao giảng
3.1. Hoạt động tập giảng
- Quá trình tập giảng thực hiện
nghiêm túc, 03 SV giảng/buổi. Mỗi tiết giảng
của SV được GV và SV cùng nhóm ghi đánh giá, cho điểm vào phiếu đánh giá được
tổ bộ môn phương pháp thiết kế sẵn.
- Kết
quả: 100% SV tập giảng 02 tiết có CB hướng dẫn dự, nhận xét, góp ý. Kết quả xếp
loại: Không có SV nào không đạt yêu cầu.
3.2. Hoạt động
thao giảng
Ban Lãnh đạo Viện Sư phạm Xã hội đã phối hợp với BGH Trường
THPT Chuyên Đại học Vinh tổ chức thực hành giảng dạy cho sinh viên K56 tại
Trường THPT. Trong thời gian các tuần, từ 05/11 –
07/12/2019,
Viện đã tổ chức 04 buổi thao giảng cho sinh viên K57 tại lớp 10 và 11 ở
Trường THPT Chuyên. Thông qua các tiết
dạy tại trường phổ thông, sinh viên có cơ hội tiếp xúc thực tế, rèn luyện các
kĩ năng trước khi đi thực tập và quan trọng hơn là tạo sự gắn kết giữa đào tạo giáo viên ở trường đại học với các trường phổ thông nhằm
phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm, tăng cường môi
trường tương tác với thực
tiễn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo
viên trong bối cảnh hiện nay.
Kết quả thao giảng như sau:
TT
|
Họ và tên SV
|
Ngành
|
Điểm
|
Giải thưởng
|
1
|
Nguyễn
Thành Nam
|
SP Địa lí
|
19
|
Giải nhất
|
2
|
Đậu Thị
Kim
|
SP Lịch sử
|
18
|
Giải nhì
|
3
|
Trần Quốc
Tuấn
|
SP Ngữ văn
|
18
|
Giải nhì
|
4
|
Nguyễn Thị Như Quỳnh
|
SP Ngữ văn
|
17
|
Giải ba
|
4. Các hoạt động rèn luyện NVSP khác
Do số lượng sinh viên các ngành không nhiều và để tổ chức
hiệu quả, thiết thực tháng rèn luyện NVSP, ngoài các hoạt động chung của toàn
Viện, các ngành tổ chức hoạt động rèn luyện NVSP sinh viên các ngành phù hợp
với đặc thù của ngành. Kết quả cụ thể của các ngành như sau:
a. Ngành Sư phạm
Địa lí
Nhằm
phát triển năng lực tổ chức dạy học ngoài thực địa cho giảng viên và sinh viên
ngành sư phạm Địa
lí; đổi
mới hoạt động giảng dạy và học tập gắn với thực tiễn theo yêu cầu của đào tạo
tiếp cận CDIO, ngành Sư phạm Địa lí đã tổ chức "Dạy học một số nội dung
ngoài thực địa dành cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lý" vào ngày 11 tháng
12 năm 2019 tại Rừng ngập mặn ven sông Lam thuộc xã Hưng Hòa, thành phố Vinh. Tham
gia hoạt động, ngoài 40 sinh viên Sư phạm Địa lý khóa 58,59,60 và toàn thể GV
ngành Sư phạm Địa lý (Viện SPXH), BTC đã mời TS Trần Thị Tuyến (Viện Nông
nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh) và chuyên gia người Nhật Bản Kazuya Takahashi có
nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về rừng ngập mặn Hưng Hòa hướng dẫn sinh viên học
tập. Buổi học tập trung nghiên cứu tại các điểm quan sát rừng ngập mặn tự nhiên
và vùng cửa sông, quan sát rừng ngập mặn thứ sinh và ao nuôi tôm, kênh dẫn nước
thải và rừng trồng ven sông Lam. Dưới sự tổ chức và hướng dẫn của các giảng
viên và chuyên gia khách mời, sinh viên sử dụng các kĩ năng quan sát tại thực
địa, thông tin thu thập và viết báo cáo thu hoạch sau buổi học.
Kết thúc buổi
học, sinh viên ngành sư phạm Địa lí đã có cơ hội hiểu biết sâu sắc thêm một số
nội dung của các môn học như Địa lí tự nhiên đại cương, Địa lí tự nhiên Việt
Nam, đồng thời trang bị kĩ năng tổ chức hoạt động học tập tại thực địa, rèn
luyện phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn học như phương pháp quan sát, mô
tả ngoài thực địa,… Bên cạnh đó, buổi học còn giúp sinh viên các khóa của ngành
gắn kết hơn, trao đổi và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.
b. Ngành Sư phạm
Lịch sử
Ngành Sư phạm Lịch sử đã tổ chức buổi học tập
trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV vào ngày 30 tháng 11 năm 2019. Buổi học có
sự tham gia của tất cả các giảng viên và sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử các
khoá 57, 58, 59, 60. Tham gia hướng dẫn, hỗ trợ cho các bạn sinh viên có Thiếu tá
Nguyễn Hữu Hoành, cán bộ của Bảo tàng Quân khu IV. Mở đầu buổi học, 2 bạn sinh
viên đại diện cho sinh viên các khoá đã giảng dạy 2 tiết học tại thực tế Bảo
tàng. Đây là kĩ năng quan trọng và cần thiết của các giáo viên tương lai khi tổ
chức các hoạt động trải nghiệm và dạy học thực địa tại các trường phổ thông.
Tiếp đó, Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoành đã giới thiệu với các giảng viên và sinh
viên các hiện vật trưng bày của bảo tàng về giai đoạn kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ. Qua đó, các bạn sinh viên không chỉ có thêm kĩ năng giảng dạy mà còn
được bổ sung kiến thức, bồi dưỡng lòng yêu nghề và đam mê trong tìm hiểu,
nghiên cứu khoa học Lịch sử.
c.
Ngành Sư phạm Ngữ văn
Ngành Sư phạm Ngữ văn tổ
chức Hội nghị về Tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho SV K57 và K58 ngành Ngữ văn vào ngày 06 tháng 12 năm 2019 tại A4-102, Báo cáo viên là
TS. Đặng Lưu – thành viên tham gia biên soạn sách giáo khoa cho CT GDPT mới.
Thông qua Hội nghị, sinh viên ngành Ngữ văn đã hiểu rõ những đổi mới về mục
tiêu, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực của
Chương trình GDPT môn Ngữ văn năm 2018.
5. Về tổ chức Hội thi “Giảng viên trẻ dạy giỏi” cấp Viện
5.1. Kết quả tổ chức Hội thi
Nhằm mục đích nâng cao năng lực dạy học và kiểm tra đánh giá theo phát triển
năng lực, tiếp cận CDIO cho đội ngũ giảng viên; phát động phong trào thi đua
“Dạy tốt, học tốt”, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực, các phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực cho GV toàn Viện theo
tiếp cận CDIO cũng như tăng cường hiểu biết, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn
nhau; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; góp phần thực hiện đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp
4.0; Viện
Sư phạm Xã hội đã tổ chức Hội thi “Giảng viên trẻ dạy giỏi” cấp Viện với 07 giảng viên
trẻ tham gia trong tổng số 09 GV trẻ của Viện (02 GV trẻ nghỉ sinh) trong thời
gian từ 18/11 đến 12/12/2019.
Hội thi đã huy động phần lớn các giảng viên trẻ tham gia và số lượng các giảng
viên dự giờ rất đông. Chất
lượng các giờ dạy đều được đánh giá cao; khoảng cách
chênh lệch giữa các GV không cao, tinh thần giao lưu học hỏi được chú trọng,
tạo không khí sôi nổi, thi đua dạy tốt, giao
lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các GV trong Viện.
5.2. Kết quả xếp hạng của Hội thi
- Giải nhất: ThS.
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh – BM Văn học
- Giải nhì: TS. Mai Phương Ngọc – BM Lịch sử Việt Nam
ThS.
Hồ Thị Vân Anh – BM Văn học
- Giải ba: ThS. Nguyễn Thị Kim Thi – BM Tư tưởng HCM
TS. Biện Thị Quỳnh Nga – BM Văn học
TS. Nguyễn Thị Khánh Chi – BM Ngôn ngữ
TS. Phan Thị Cẩm Vân – BM Lịch sử Thế giới
6. Hoạt động truyền thông
cho tháng rèn luyện NVSP
Cùng với việc triển khai thực hiện Tháng rèn
luyện NVSP và Hội thi NVSP, Viện Sư phạm đã chú trọng công tác truyền thông đến
các giảng
viên
và sinh viên toàn Viện thông qua các tiết học, sinh hoạt lớp, hoạt động của
Liên chi đoàn,... Trong tháng rèn luyện NVSP, CBGD đã viết và đăng trên subweb
của Viện 10 bài
liên quan đến hoạt động rèn luyện NVSP nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của
Viện.
Nghệ An, ngày 14 tháng 12 năm 2019
TM.
BAN TỔ CHỨC
Phó Viện trưởng
Nguyễn Thị Trang Thanh