Thực hiện kế hoạch công văn
số 41/KH-ĐHV ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Trường Đại học Vinh về Kế hoạch tổ
chức tháng Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm" và tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư
phạm năm học 2018 – 2019; Kế hoạch triển khai tháng Rèn luyện NVSP của Viện Sư
phạm xã hội và Hưởng ứng các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Các giảng viên trong Viện nói chung và tổ PPDH GDCT và TTHCM đã tiến hành các buổi thao giảng cấp
Viện và cấp Trường.
Tổ PPDH GDCT và TTHCM
Thao giảng là hoạt động chuyên môn của quá trình giảng
dạy, là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi giảng viên. Thông qua thao
giảng giúp giảng viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình, từng bước
trưởng thành trong công tác chuyên môn. Qua đó, đã tạo điều kiện giúp giảng
viên đổi mới phương pháp, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập, giúp đỡ lẫn
nhau, nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm chuyên môn, tình cảm và trách nhiệm
nghề nghiệp, góp phần tăng cường và làm tốt việc quản lý dạy và học, nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường.
Đi đầu trong phương pháp giảng dạy của tổ là bài
thao giảng cấp Trường của giảng viên Hoàng Thị Nga, tiết học sôi nổi, mới lạ tạo
ra môi trường học tập năng động cho lớp chuyên ngành GDCT của lớp 56A.
Tiếp đến, tiết thao giảng
cấp Viện của giảng viên Bùi Thị Cần – là người đi đầu với phương pháp dạy học
theo CDIO của tổ. Với cách dẫn dắt bài hấp dẫn, lối dạy cuốn hút sinh viên. Giảng
viên đã đưa ra ngân hàng câu hỏi gợi mở cho sinh viên tự phát huy tính sáng tạo
và ghi nhớ kiến thức logic, khoa học. Đặc biệt, với phương pháp dạy học cho
sinh viên thảo luận và làm việc nhóm để tất cả các thành viên trong lớp đều
được tham gia vào tìm hiểu nội dung bài học.
GV. TS. Bùi Thị Cần
Bên cạnh đó, các tiết thao
giảng của các thành viên khác cũng đã tạo ra một môi trường học hỏi, trau dồi
kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ.
GV.
Ths. Nguyễn Thị Kim Thi
GV.
TS. Phan Văn Tuấn
GV. Ths. Nguyễn
Thị Kim Chi
Tóm lại, thao giảng là một nội dung quan trọng trong hoạt động giảng
dạy ở Trường Đại học Vinh, là nhiệm vụ thường xuyên, bắt buộc đối với giảng
viên. Để việc thao giảng được thực hiện có hiệu quả, thiết thực, đòi hỏi Ban
Giám hiệu nhà trường cần có sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể, quán triệt đầy đủ quy
chế của Bộ giáo dục và đào tạo về thao giảng, thực hiện đầy đủ các bước theo
yêu cầu. Đây là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng
giảng dạy của giảng viên và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường trong giai
đoạn hiện nay.