Ban tổ chức Hội thi nghiệp vụ sư phạm (NVSP) Viện Sư phạm Xã hội thông báo kế hoạch tổ chức "Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm" và Hội thi NVSP cụ thể như sau:

A. VỀ "THÁNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM"

1. Mục đích

            Phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong giảng viên, sinh viên và học viên.

            Rèn luyện các kĩ năng thực hành sư phạm, thúc đẩy các hoạt động văn hóa, văn nghệ và tăng cường hiểu biết, giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên sư phạm.

            Góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” của ngành Giáo dục.      

2. Nội dung

2.1. Hoạt động dự giờ, thao giảng của giảng viên

            - Các TBM lên lịch dự giờ đối với tất cả các giảng viên trong bộ môn, lập danh sách đăng kí thao giảng gửi lại cho BTC (trong đó mỗi tổ có 1 giờ thao giảng cấp Trường). Lịch thao giảng sẽ được thông báo cụ thể trên lịch tuần của Viện. (Danh sách đăng ký thao giảng kèm theo)

            - Tổ chức nhận xét, góp ý vào cuối buổi dự giờ hoặc vào buổi sinh hoạt tổ bộ môn (đối với những tiết chưa tổ chức góp ý được ngay sau tiết dạy).

            - Thời gian thực hiện: tập trung cao điểm từ ngày 01/11 - 10/12/2018.

2.2. Tổ chức cho sinh viên các khóa thực hiện các nội dung rèn luyện NVSP

- Giao cho các TBM Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí và GDCT tổ chức cho sinh viên các khóa thực hiện các nội dung rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp sư phạm gồm; kĩ năng giao tiếp, tổ chức lớp học, kĩ năng nói, viết bảng, sử dụng và làm đồ dùng dạy học, xử lí tình huống sư phạm, thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Tổ chức theo ngành Chương trình “Giao lưu trao đổi kinh nghiệm tổ chức dạy học giữa GVPT với SV”

+ Mục đích: Tạo diễn đàn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sát với thực tiễn phổ thông nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực hành phương pháp dạy học của SV k56.

+ Nội dung và hình thức: Giao cho TBM Lí luận và Phương pháp DHBM tổ chức phù hợp và hiệu quả đối với từng ngành (có thể mời một số giáo viên ở phổ thông, có bề dày trong giảng dạy đến dự tiết dạy tập giảng, nhận xét góp ý cho tiết dạy, đồng thời trả lời các câu hỏi băn khoăn, thắc mắc của SV về quá trình dạy học bộ môn ở trường phổ thông).

2.3. Tổ chức tập giảng, đánh giá kết quả tập giảng cho sinh viên K56A

            - Nội dung, thời gian, yêu cầu thực hiện theo lịch trình, kế hoạch giảng dạy môn học và theo công văn số 41/KH- ĐHV của Trường.

            - Các TBM Lí luận và phương pháp DHBM phân công giảng viên bộ môn tham gia hướng dẫn tập giảng cho SV (mỗi nhóm ít nhất 01 GV/buổi).

            - Yêu cầu các nhóm SV có hồ sơ đánh giá các tiết dạy của các thành viên trong tổ một cách đầy đủ, chi tiết theo các tiêu chí theo quy định của môn học. Yêu cầu GV tham gia hướng dẫn có ghi chép, đánh giá cụ thể về từng tiết dạy của SV mà mình trực tiếp hướng dẫn để làm cơ sở đánh giá, cho điểm.

- Thời gian tiến hành: triển khai hoạt động tập giảng từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2018 (theo thời khoá biểu của Nhà trường).

B. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

            Kế hoạch tổ chức Hội thi NVSP cấp Viện năm học 2018 – 2019 bám sát những quy định, hướng dẫn theo mục B, công văn số 41/KH-ĐHV ngày 11 tháng 10 năm 2018, BTC cụ thể hoá thêm một số nội dung sau:

I. CÁC NỘI DUNG THI SÂN KHẤU

1.1.  Phần chào hỏi có tích hợp phần thi hùng biện:

- Thời gian: tối đa 06 phút, nếu quá 01 phút sẽ trừ 5 điểm.

- Nội dung: phần chào hỏi phải gắn với hoạt động rèn luyện NVSP của sinh viên sư phạm, có tính giáo dục cao, giới thiệu được đội mình và tích hợp với 1 chủ đề hùng biện.

- Thành phần: Ngoài 05 thành viên của đội tuyển, có thể huy động lực lượng trong lớp/chi đoàn tham gia diễn xuất.

-  Điểm tối đa là 10 điểm/giám khảo (x 5 giám khảo)

+ Nêu ý nghĩa của hội thi, giới thiệu được ngành đào tạo, có tính giáo dục cao: 4 điểm

+ Giới thiệu được các thành viên của đội và viện: 2 điểm

+ Trang phục đẹp, nhạc, đạo cụ và diễn thuyết liền mạch, nội dung, hình thức thể hiện sinh động, sáng tạo mang tính sư phạm: 4 điểm

1.2. Phần thi hiểu biết sư phạm

- Thể thức thi đấu: Các đội thi trả lời chung cùng 01 gói câu hỏi gồm 20 câu hỏi (trong đó có 4 câu hỏi tiếng Anh) do Trưởng ban giám khảo bốc thăm từ Ban tổ chức.

- Thời gian: Sau mỗi câu hỏi các đội thi có 30 giây suy nghĩ để đưa ra đáp án. Sau khi hết 30 giây, khi có hiệu lệnh, đại diện các đội giơ biển đáp án, không được thay đổi đáp án. Nếu thay đổi hoặc đưa đáp án chậm quá 3 giây thì không được tính điểm câu hỏi đó.           

- Nội dung: Bộ câu hỏi gồm các câu hỏi thuộc phần: Đổi mới chương trình GDPT tổng thể; đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực: phương pháp dạy học hiện đại, kĩ thuật dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá; Tâm lí học, giáo dục học và công tác chủ nhiệm; hoạt động trải nghiệm.

- BGK căn cứ đáp án để đánh giá điểm cho từng đội, mỗi đáp án đúng được tính 1,5 điểm/câu, tổng điểm của mỗi gói câu hỏi là 30 điểm.

1.3. Phần thi xử lý tình huống sư phạm

- Phần thi này sẽ có 2 phần điểm: Điểm cho xử lí tình huống (trực tiếp trên sân khấu) và điểm cho việc xây dựng tình huống và phương án giải quyết tình huống. Điểm tối đa cho mỗi phần là 10 điểm/giám khảo (x5 giám khảo)

- Yêu cầu: Mỗi đội thi sẽ xây dựng 2 tình huống sư phạm dưới dạng các video, mỗi video cho tình huống để xử lí không quá 3 phút và video cho phương án giải quyết không quá 3 phút. Các đội nộp về Viện (qua thầy Trần Viết Thụ) để Ban tổ chức lựa chọn tình huống thi;

- Thời gian: Phần xử lí tình huống sư phạm có thời gian chuẩn bị tối đa 2 phút và có thời gian tối đa 3 phút để trả lời. Nếu vượt quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm theo nguyên tắc quá 3 phút trừ 1 điểm.

- Nội dung: Các tình huống xảy ra trong nhà trường; Xung quanh mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; Xung quanh mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, giáo viên - phụ huynh - học sinh; Tình huống xảy ra trong tiết học (nội, ngoại khoá),... Yêu cầu xử lý tình huống phù hợp với nghệ thuật sư phạm, tôn trọng các nguyên tắc giáo dục và giáo dưỡng, phù hợp với luật giáo dục, phù hợp với môi trường nhà trường,...

1.4. Phần thi thiết kế hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông

             Mỗi đội thi gồm 5 thí sinh cùng thiết kế một hoạt động giáo dục theo chủ đề tự chọn đã chuẩn bị. Đội thi phải nộp về Ban Giám khảo 6 bản in giấy.

- Hình thức thi: Mỗi đội thi cử 1 thành viên đại diện lên trình bày ý tưởng của đội mình trên máy chiếu của Ban tổ chức. Thời gian trình bày tối đa 7 phút.

- Yêu cầu: Hoạt động giáo dục có thể được thiết kế với các hình thức: thảo luận chuyên đề, giao lưu với người trong cuộc, hội thi (văn nghệ, hiểu biết, thanh lịch,…), trò chơi dân gian,… hoặc hình thức khác.

- Ban Giám khảo chấm điểm trực tiếp tại buổi thuyết trình, điểm tối đa 10 điểm (x5 giám khảo) với các tiêu chí và mức điểm như sau

+ Đúng chủ đề và có tính khả thi: 8 điểm

+ Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ chuẩn mực, nêu bật được nội dung chủ đề và thu hút người nghe: 2 điểm

II. CÁC NỘI DUNG THI NGOÀI SÂN KHẤU

2.1. Phần thi đồ dùng dạy học tự làm

- Thể thức thi đấu: Bốc thăm thứ tự phần trình bày của mỗi đội. BGK chấm điểm từng đồ dùng

- Thời gian: Các đội cử đại diện thuyết minh cách làm, cách sử dụng và nội dung bài học sử dụng đồ dùng trong vòng 10 phút (nếu quá thời gian sẽ bị trừ điểm).

- Yêu cầu: Đồ dùng có tính ứng dụng trong thực tế giảng dạy bộ môn ở trường THPT, vật liệu dễ tìm, dễ làm và có tính kinh tế,...

-  Tiêu chí chấm điểm: điểm tối đa 10 điểm (x5 giám khảo) gồm:

+ Thiết bị dạy học đảm bảo tính khoa học, phù hợp với nội dung của bài dạy và có tính đa năng, thuyết minh rõ ràng: 7 điểm.

+ Dễ làm, dễ sử dụng, giá phù hợp: 3 điểm. 

2.2. Phần thi giảng có ứng dụng CNTT

- Đối tượng: SV khóa 56A

- Thể thức: Mỗi một ngành chọn 01 SV tham gia dự thi. Các thành viên đại diện các ngành tự thiết kế giáo án/bài giảng điện tử.

- Yêu cầu:

+ Soạn hoàn chỉnh một giáo án có hỗ trợ CNTT cho một bài học bộ môn;

+ Bài giảng phải là một bài học nằm trong chương trình, SGK ở phổ thông (lớp 10, 11, 12);

 + Thực hiện dạy học tại Trường THPT Chuyên Đại học Vinh.

- BGK sẽ chấm điểm dựa trên các tiêu chí như: Tính hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong tổ chức tiết dạy, Phương pháp giảng dạy, Giọng nói, Cách trình bày bảng, chữ viết bảng, tác phong,...

III. CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG

3.1. Cách cho và tính điểm

- BGK cho điểm độc lập theo từng nội dung thi theo thang điểm 10, điểm lẻ 0.5 bằng cách giơ thẻ chấm điểm sau khi kết thúc phần thi. Riêng phần thi Hiểu biết, điểm được tính trên tổng số câu hỏi đúng của mỗi đội.

- Ban thư ký sẽ ghi chép và tổng hợp điểm của 05 thành viên giám khảo cho mỗi nội dung thi và các phần thi cho các đội

- Điểm trừ: Ban thư ký giám sát giờ đã quy định cho từng nội dung thi và trừ điểm nếu đội nào vi phạm về thời gian hoặc có các hành vi khác trái với quy định của BTC. Mỗi đội nếu quá thời gian phần thi nào sẽ trừ vào tổng điểm của phần thi đó theo nguyên tắc quá từ 0,1 giây đến 01 phút trừ 0,5 điểm, quá trên 1 phút trừ 1,0 điểm.

3.2. Xếp hạng

- Điểm của từng phần thi là tổng điểm thành phần của 05 giám khảo sau khi đã trừ đi điểm phạt (nếu có) như đã quy định. Điểm từng phần thi của mỗi đội là tổng điểm của lần chấm phần ra câu hỏi, đáp án và lần chấm trả lời câu hỏi của đội đó trả lời câu hỏi của đội bạn ở phần thi sân khấu hóa và ngoài sân khấu. Từng nội dung thi sẽ được xếp hạng nhất, nhì, ba để trao giải.

- Điểm tổng hợp của hội thi là tổng điểm của các phần thi ở phần thi sân khấu hóa và phần thi đồ dùng dạy học là căn cứ để xếp giải đội tuyển nhất, nhì, ba... theo thứ tự từ cao xuống thấp.

32.3. Cơ cấu giải thưởng

3.3.1. Giải từng nội dung thi

            - Phần chào hỏi tích hợp hùng biện: giải nhất, nhì, ba

            - Phần thi hiểu biết sư phạm: giải nhất, nhì, ba

            - Phần thi xử lý tình huống sư phạm: giải nhất, nhì, ba

            - Phần thi đồ dùng dạy học tự làm: giải nhất, nhì, ba

            - Phần thi thiết kế hoạt động giáo dục: nhất, nhì, ba

            - Phần thi thi giảng: nhất, nhì, ba

3.3.2. Giải đội tuyển

Giải nhất, nhì, ba và khuyến khích

IV. MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC

4.1. Yêu cầu về đội thi

- Viện sẽ thành lập 4 đội tuyển theo 4 ngành: Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và GDCT.

- Đối tượng tham dự: sinh viên hệ chính quy ngành sư phạm và sinh viên học ngành 2 sư phạm.

- Số lượng mỗi đội tuyển: 05 thành viên

- Yêu cầu: thành viên của đội tuyển cần mặc trang phục đẹp (nữ trang phục áo dài, nam quần âu, áo trắng sơvin); có thái độ nghiêm túc và mang phù hiệu trong quá trình tham dự thi.

4.2. Thời gian tổ chức thi

- Thi thao giảng của sinh viên K56: từ ngày 05/11 – 17/11/2018 tại Trường THPT Chuyên ĐHV:

+ Ngành Địa lí: tiết 2, thứ năm, ngày 08/11/2018, lớp 11A4; bài “Hoa Kỳ, tiết 2”

+ Ngành Ngữ văn: tiết 1, thứ sáu, ngày 09/11/2018, lớp 11A1, bài “Hạnh phúc của một tang gia”

+ Ngành Lịch sử: tiết 4, thứ ba, ngày 13/11/2018

+ Ngành GDCT: tiết 2, thứ ba, ngày 13/11/2018, lớp 10A13, bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

- Thi đồ dùng dạy học và hoạt động trải nghiệm: ngày 22/11/2018

- Thời gian dự kiến tổ chức Hội thi: 19 giờ ngày 23/11/2018

 

     TM. BAN TỔ CHỨC

 

 

TS. Nguyễn Thị Trang Thanh