Khi
bước chân vào bất cứ ngôi trường phổ thông nào, giờ học Địa lí cũng luôn sôi động.
Thầy, cô giáo, các em học sinh luôn biến những tri thức trong sách giáo khoa trở
thành những bài học sâu sắc, sôi động, sáng tạo, dễ nhớ, dễ học.
Lướt
qua facebook một vòng, bạn không thế không dừng lại trên tường của cô Phạm Ngọc
Mai, giáo viên Địa lí, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Một cô
giáo Địa lí còn rất trẻ nhưng là một giáo viên tiên phong trong phong trào đổi
mới phương pháp giảng dạy. Những cách thức tổ chức một bài dạy của cô thật sự
gây ấn tượng mạnh cho các em học sinh không chỉ trong lớp cô dạy mà còn cả nhiều
lớp khác trong trường cũng như của nhiều trường phổ thông trong khu vực ASEAN.
Sau những bài dạy, cách thức tổ chức dạy học ấy, các em học sinh rất hứng thú
trong học tập và cảm thấy yêu môn địa lí, ghi nhớ được nhiều kiến thức bổ ích
và có nhiều hành động đẹp trong bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên cho
sự phát triển bền vững trong tương lai.
Hình ảnh 1. Một tiết học của cô Mai bằng phương pháp bản đồ
tư duy về nội dung: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Hình ảnh 2. Một tiết học của cô Mai bằng phương pháp bản đồ
tư duy về nội dung: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Hình ảnh 3. Một tiết học của cô Mai bằng phương pháp bản đồ
tư duy về nội dung: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Những bài giảng sinh động bằng phương pháp bản đồ tư duy được
cô Mai sử dụng linh hoạt trong các bài học Địa lí không chỉ kích thích tính
sáng tạo của các em học sinh mà còn giúp cho các em nghiên cứu bài học để tìm
ra những kiến thức trọng tâm, từ đó các em có thể thảo luận nhóm và trình bày
những hiểu biết của mình trước lớp, hình thành tính năng động, chủ động học tập
của các em học sinh.
Hình ảnh 4. Một tiết học của cô Mai về nội dung: Vấn đề phát triển nông
nghiệp
Hay
ở một tiết học khác về ngành nông nghiệp, cô Mai đã sử dụng hình thức liên hệ
thực tế với các sản phẩm nông nghiệp, đặt các câu hỏi mở và yêu cầu các em
trình bày những hiểu biết của mình về ngành nông nghiệp. Đây cũng là hình thức
dạy học sáng tạo, kích thích sự hứng thú của các em học sinh.
Hình ảnh 5. Phản hồi của một giáo viên nước ngoài về một tiết học của
cô Mai sử dụng hình thức dạy học Skyper
Đặc
biệt, trong rất nhiều bài dạy cô Mai đã sử dụng hình thức dạy học bằng Skyper,
đây là hình thức dạy học mới được kết nối qua hệ thống mạng Internet với nhiều
trường học hoặc vùng miền trong nước và trên thế giới. Hình thức dạy học này có
thể được xem là hình thức trải nghiệm thú vị và chứng minh những kiến thức
trong bài dạy là sự phản chiếu thực tế ngoài cuộc sống.
Hình
ảnh 6.
Niềm vui của các em học sinh sau một giờ học Địa lí của cô Mai
Đổi mới
phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc
học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo
lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập
trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức
và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập
tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học,
hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi
chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc
lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp
chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên, dù sử dụng bất
kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn
thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ
chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có
những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học
ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm
bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng
cao hứng thú cho người học. Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn
học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy
cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng
công nghệ thông tin trong dạy học
Để
đổi mới phương pháp dạy học, rất nhiều thầy cô giáo đang nổ lực phấn đấu bằng
cả niềm tin, tâm huyết, kiến thức. Môn học nào, ngành học nào cũng có những thú
vị riêng, cũng có những định hướng nghề nghiệp riêng cho các em học sinh, sinh
viên. Riêng Địa lý là ngành học trang bị những kiến
thức về vị trí, vùng lãnh thổ, dân số, đất đai, tài nguyên môi trường,… Hiện
nay có nhiều bạn đang định hướng theo ngành học này để có thể trở thành những
người giáo viên dạy tốt, dạy sáng tạo và được học sinh trân trọng và yêu mến.
Tuy nhiên, kiến thức về môn
Địa lý nhìn chung cũng khá rộng. Để bước chân vào môi trường này, bạn cần phải
học tập thật chắc, nắm được cách học giỏi môn Địa lý bằng những
phương pháp và kinh nghiệm
học tập hiệu quả. Khi đã
bước chân vào lĩnh vực này, bạn sẽ được truyền đạt nhiều kiến thức về kỹ năng
chuyên ngành. Vì thế, các cử nhân ngành địa lý sau khi tốt nghiệp có
thể ở lại trường làm công tác nghiên cứu, giảng dạy. Đó cũng là một định hướng
khá rõ ràng. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm các công việc khác như: tổ chức và
quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, quản lý các dự án nông nghiệp,…
Một năm học sắp kết thúc để đón chào một năm
học mới đến. Lựa chọn cho mình một ngôi trường đại học để đến, một ngành học để
theo suốt cuộc đời của mỗi em học sinh là điều quan trọng. Viện Sư phạm xã hội
của trường Đại học Vinh với rất nhiều ngành học về xã hội như: sư phạm Ngữ văn,
sư phạm Lịch sử, sư phạm Địa lí, Sư phạm Giáo dục chính trị là những ngành học
có chất lượng đào tạo tốt. Sinh viên sau khi tốt nghiệp được trang bị đầy đủ
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chuẩn mực của một người giáo viên
trong tương lai. Ngành Địa lí nói riêng, Viện Sư phạm xã hội nói chung của
trường Đại học Vinh với bề dày 60 năm xây dựng và phát triển, là cái nôi đào
tạo sư phạm của cả nước luôn rộng cửa đón chào các tân sinh viên mới.
Người
thu thập tư liệu và viết bài: Hoàng Phan Hải Yến
Bài viết sử dụng tư liệu facebook của cô Phạm Ngọc Mai, cựu sinh viên
khóa 48, ngành Sư phạm Địa lí, trường Đại học Vinh