TS. Bùi Thị Cần

Viện Sư phạm Xã hội - Trường Đại học Vinh

 

Tháng 9 năm 1986, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm Vinh chính thức được thành lập và đào tạo các thế hệ giáo viên, cán bộ vừa hồng vừa chuyên, xuất sắc và thành đạt. Đến nay, trường Đại học Vinh đã thành lập Viện Sư phạm Xã hội, gồm các ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn, sư phạm Lịch sử, sư phạm Địa lý và ngành Giáo dục chính trị nhằm thực hiện sứ mạng cao quý là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngày càng có chất lượng cao cho khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

    

Ảnh: Trao Quyết định thành lập Viện Sư phạm Xã hội, Trường Đại học Vinh

 Trong hành trình phát triển, ngành Giáo dục chính trị (GDCT) thuộc Tổ bộ môn Lý luận phương pháp giảng dạy chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh - Viện Sư phạm Xã hội đang ngày càng khẳng định năng lực đào tạo, khẳng định vị trí, chất lượng thương hiệu trường Đại học Vinh. Sinh viên tốt nghiệp ngành GDCT, trường Đại học Vinh có năng lực giảng dạy môn giáo dục công dân ở các trường trung học cơ sở, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở các trường trung học phổ thông; giảng dạy môn chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; giảng dạy môn lý luận chính trị ở các trường cao đẳng, đại học, trường chính trị cấp tỉnh; làm việc trong các cơ quan quản lý giáo dục; làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị.

Để thực hiện nhiệm vụ, trọng trách đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ giáo viên chất lượng cao, ngành Giáo dục chính trị, trường Đại học Vinh luôn quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy của ngành có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với ngành nghề. Nhiều cán bộ của Giáo dục chính trị đã học tập, nâng cao trình độ đạt các học vị cao, được Nhà nước phong hàm Phó giáo sư: PGS.TS. Nguyễn Lương Bằng, PGS.TS.Nguyễn Thái Sơn, PGS.TS.Đinh Thế Định, PGS.TS.Trần Viết Quang, PGS.TS. Bùi Văn Dũng, PGS.TS. Đinh Trung Thành, TS. Nguyễn Văn Thiện, TS. Phạm Thị Bình, TS.Vũ Thị Phương Lê, TS. Bùi Thị Cần, TS. Nguyễn Văn Trung, TS Phan Văn Tuấn, TS.Trần Cao Nguyên, TS. Nguyễn Văn Sang, TS. Nguyễn Thị Hải Yến...

Với tình yêu gắn bó, khát khao được nuôi dưỡng, thắp sáng niềm say mê, ước mơ trở thành nhà giáo của các em học sinh, ngành Giáo dục chính trị- Viện Sư phạm Xã hội - Trường ĐHV phấn khởi và tự hào đón chào tất cả các bạn học sinh ở nhiều miền Tổ quốc đến học tập, rèn luyện ở mái trường Đại học Vinh yêu quý, đến với chuyên ngành cử nhân Giáo dục chính trị - đào tạo giáo viên giảng dạy giáo dục công dân, giáo dục kinh tế và pháp luật ở các trường phổ thông.

THÔNG TIN ĐỂ CÁC BẠN ĐĂNG KÝ VÀO HỌC NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

v Mã ngành: 7140205

 v Thời gian đào tạo: 4 năm

v Tổ hợp các môn xét tuyển: Văn - Sử - Địa, Toán - Văn - Tiếng Anh; Văn – Địa – Giáo dục công dân, Văn - Sử - Giáo dục công dân

v Mục tiêu đào tạo:

     Đào tạo Cử nhân Giáo dục chính trị có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, về ngành Sư phạm như Tâm lý học, Giáo dục học, Ngoại ngữ, Tin học; có kiến thức cốt lõinâng cao ngành sư phạm Giáo dục chính trị;

     Có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện, phát triển Chương trình nhà trường trung học phổ thông môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;

     Có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao, phát triển phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp,kỹ năng hoạt động trong nhà trường và xã hội để nhanh chóng thích ứng với thế giới việc làm nhằm phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

v Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Ø Giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở và Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông;

Ø Giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Trường Chính trị cấp tỉnh và Trung tâm Chính trị cấp huyện;

Ø Cán bộ trong các cơ quan quản lý giáo dục – đào tạo; các cơ quan, đoàn thể, tổ chức trong hệ thống chính trị như tuyên giáo, tôn giáo, dân vận, văn hóa, du lịch, đoàn thanh niên…

Ø Cán bộ nghiên cứu ở các Viện, Trung tâm, phòng ban nghiên cứu về chính trị ở trung ương, địa phương...

Có cơ hội tiếp tục học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong các lĩnh vực chuyên sâu về giảng dạy Giáo dục Chính trị, Chính trị học, Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và những lĩnh vực có liên quan khác.

    

 

Ảnh: Đội ngũ các thầy cô giáo ngành Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Vinh